Skip to Content

Mục: Tin tức thị trường

Chính phủ lập 5 Tổ công tác, hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Chính phủ ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Thu hút gần 8.000 lượt ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Chính phủ lập 5 tổ công tác, hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm. Lãi suất đồng loạt giảm, bất động sản sắp bùng nổ trở lại.

1. Chính phủ ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản có vai trò và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, tác động tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Thế nhưng, trong năm 2022 và nhất là 6 tháng cuối năm 2022. Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Vì bối cảnh chung của bất động sản thế giới. Tình hình kinh tế, cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hồi phục phát triển.
Một số hạn chế, tồn tại kéo dài từ trước chưa thể khắc phục triệt để. Như hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Nhiều dự án bất động sản ở địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Dẫn tới nguồn cung nhà ở, bất động sản giảm nhiều so với thời gian trước. Cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa phân khúc cao cấp. Trong khi thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ( nhà ở xã hội). Thị trường, doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Phát hành trái phiếu, huy động vốn của khách hàng dẫn tới doanh nghiệp thiếu vốn. Phải giãn tiến độ và dừng triển khai thực hiện dự án.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác và ban hành nhiều công điện (1156/CĐ-TTg, 1163/CĐ-TTg, 1164/CĐ-TTg,…).
Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp trong ngắn hạn. Cũng như lâu dài để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
Tổ công tác, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, NHNNVN và các bộ, ngành, địa phương. Đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao. Đồng thời đạt được một số kết quả cụ thể.

Mục tiêu:

Thứ nhất. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhất là về thể chế, tổ chức thực hiện, nguồn vốn cho thị trường bất động sản gồm:

  • Tháo gỡ vướng mắc về quy định pháp luật và thủ tục, trình tự, tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, đặc biệt là liên quan đến đất đai, đầu tư, đấu giá, xây dựng,…
  • Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho những dự án đang triển khai để sớm hoàn thành và tạo nguồn cung cho thị trường
  • Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn trái phiếu, tín dụng, quỹ đầu tư,… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản và góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Thứ hai, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển. Tăng nguồn cung và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân, trong đó:

  • Đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư, chọn lựa chủ đầu tư, kịp thời giải quyết những thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án để tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản.
  • Thúc đẩy thị trường bất động sản thông qua chính sách hỗ trợ nguồn vốn nhằm triển khai, thực hiện những dự án khả thi, hiệu quả.
  • Thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, phấn đấu tới năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Thứ ba, thường xuyên theo dõi và giám sát có hiệu quả tình hình thị trường. Để có biện pháp, giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “đóng băng” hoặc “phát triển nóng”. Tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá lên cao để trục lợi, mất cân đối cung – cầu và bảo đảm vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

2. Thu hút gần 8.000 lượt ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tính tới sáng ngày 13/03/2023 đã có 7979 lượt ý kiến của cá nhân, tổ chức góp ý với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi trên trang web lấy ý kiến nhân dân (https://luatdatdai.monre.gov.vn). Nội dung góp ý của người dân tập trung nhiều nhất vào các chương:

  • Chế độ sử dụng các loại đất
  • Chương quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất
  • Chương thu hồi đất, trưng dụng đất
  • Chương bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
  • Chương đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất

 


Những tồn tại và bất cập nêu trên có nguyên nhân là hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Quy hoạch về kế hoạch sử dụng đất cùng các quy hoạch có liên quan chưa bảo đảm sự thống nhất. Giá đất chưa phản ánh được thực tế thị trường. Việc thực hiện pháp luật về đất đai có nơi, có lúc còn chưa nghiêm,… Do đó, sửa đổi Luật đất đai để khắc phục tồn tại, phát huy nguồn lực đất đai và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Đồng thời, thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh. Phát huy nguồn lực đất đai, tạo động lực để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Thiết lập hệ thống quản lý đất đai minh bạch, hiện đại, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, Phát huy dân chủ và hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai,…

3. Chính phủ lập 5 Tổ công tác, hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 235-QĐ-TTg thành lập các Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, lưu ý đặc biệt trường hợp bộ, cơ quan TW, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Thời gian kiểm tra và đôn đốc từ ngày 10 đến 25 hàng tháng,…

Quyết định số 235/QĐ-TTg nêu rõ thành phần tham gia 5 Tổ công tác gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng tổ công tác được quyết định bởi Tổ trưởng.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư là thường trực các tổ công tác do lãnh đạo Chính phủ làm tổ trưởng, có trách nhiệm giúp tổ trưởng xây dựng báo cáo chung của tổ công tác ở buổi kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của tổ công tác sau khi tổ công tác đã kiểm tra. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thủ trưởng những cơ quan quy định trên có trách nhiệm tham gia hoặc cử lãnh đạo bộ và cơ quan tham gia tổ công tác.

Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư số liệu giải ngân của các bộ, cơ quan TW và địa phương trước ngày 27 hàng tháng. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tổ công tác phải báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất và kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra với bộ, cơ quan TW, địa phương.

Tổ công tác có quyền yêu cầu bộ, cơ quan TW và địa phương báo cáo, cung cấp số liệu, thông tin, cử cán bộ phối hợp thực hiện, giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan TW, địa phương đó. Thủ tướng Chính phủ giao các đồng chí tổ trưởng tổ công tác lựa chọn trực tiếp kiểm tra tại một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc tổ công tác và có hình thức kiểm tra phù hợp với các bộ, cơ quan, địa phương còn lại; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, làm việc, tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ những vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết; trên cơ sở đó trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc hoặc tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực.

4. Lãi suất đồng loạt giảm, thị trường bất động sản sắp bùng nổ trở lại?

Tính đến ngày 14/03/2023, nhiều ngân hàng đã công bố biểu lãi suất mới với điều chỉnh giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất ở nhóm ngân hàng lớn hầu hết đã giảm xuống dưới mức 9%/ năm.

Cụ thể, ở Techcombank, lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở đi có mức chung là 8,2%/ năm. Trong nhóm Big 4 (VietinBank, Vietcombank, Agribank, BIDV), lãi suất tiền gửi cao nhất khi gửi online là 8,2%/ năm. Đối với tiền gửi tại quyền, cả 4 ngân hàng này đều áp dụng 7,2%/ năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Nối tiếp việc thay đổi lãi suất huy động, biểu lãi vay ở nhiều ngân hàng đã giảm. Với những đợt điều chỉnh lần này, lãi vay thả nổi của khách hàng sẽ nhẹ hơn đáng kể.

Thông tin các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm và cho vay là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho biết, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm về mức dưới 7%/ năm sẽ kéo lãi suất cho vay về quanh 10%/ năm. Việc này hỗ trợ rất nhiều cho cá nhân, nhà đầu tư, doanh nghiệp vay mua bất động sản.

Đặc biệt, hàng loạt văn bản đã được ban hành để điều tiết thị trường, tháo gỡ các khó khăn và tiếp sức cho thị trường bất động sản ấm lên. Gần đây nhất, vào ngày 11/03/2023, Nghị quyết số 33 được ban hành sẽ giải quyết hai nút thắt chính của thị trường bất động sản là vướng pháp lý và nghẽn dòng tiền. Cụ thể, Chính phủ sẽ hỗ trợ người mua nhà, nhà đầu tư, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận vốn tín dụng. Đi kèm với đó là giãn nợ gốc, lãi vay và cơ cấu lại nhóm nợ cho doanh nghiệp bất động sản.

Trước đó, Nghị định số 08 cho phép trái chủ và doanh nghiệp thỏa thuận thực hiện phương thức đổi trái phiếu lấy tài sản và kéo dài thời hạn của trái phiếu lên tối đa 2 năm làm giảm áp lực đáo hạn trái phiếu. Có thể thấy rằng, hàng loạt nút thắt đang dần được tháo gỡ để “phá băng” sức ì, giúp mọi phân khúc của thị trường bất động sản đều được khai phóng. Do đó, thị trường bất động sản sẽ sớm ấm lên và có thể bùng nổ ngay trong năm 2023.

 

Nguồn ITN —————

XEM THÊM

Lộc An Lâm Đồng với diện mạo hoàn toàn mới – Điểm sáng thị trường BĐS Nam Tây Nguyên

Lộc An (Lâm Đồng) ngày càng đột phá trên con đường phát triển kinh tế – xã hội. Trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản nam Tây Nguyên bởi những định hướng và chính sách đúng đắn.

Kỳ vọng 20 năm tới: Một Lộc An với diện mạo hoàn toàn mới

Hiện đại, sầm uất, kết nối. Đó là những tiêu chí trong định hướng phát triển không gian đô thị Lộc An đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Có thể nói, dự án quy hoạch chung đô thị Lộc An, huyện Bảo Lâm. Không chỉ nhận được sự quan tâm của người dân địa phương mà còn của nhiều nhà đầu tư bất động sản các tỉnh lân cận.

Định hướng 20 năm tới. Lộc An được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế thương mại dịch vụ tổng hợp. Phát triển công nghiệp chế biến và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc tiểu vùng II của huyện Bảo Lâm.
HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ VỆ TINH CỦA THÀNH PHỐ BẢO LỘC. 

Lộc An đang từng ngày đón chờ diện mạo mới. 

Lộc An đảm bảo tiêu chí cho đô thị loại V vào năm 2025

Theo Tờ Trình số 73/TTr-UBND Huyện Bảo Lâm. Về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung. Xây dựng thị trấn Lộc Thắng và nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị Lộc An đến năm 2025. Định hướng đến năm 2035: định hướng Xã Lộc An sẽ đảm bảo tiêu chí cho đô thị loại V vào năm 2025.

Cụ thể, ban lãnh đạo xã Lộc An sẽ chú trọng cải tạo và chỉnh trang lại các hạng mục. Công trình công cộng và Nhà ở của các hộ dân dọc theo Quốc Lộ 20.
Tạo điểm nhấn cho đô thị Lộc An bằng công viên Văn hoá Thể dục thể thao. Ở vị trí đối diện trụ sở làm việc của uỷ ban xã. Đồng thời xây dựng mới kết hợp chỉnh trang các khu dân cư theo các tuyến đường dân sinh hiện trạng đạt tiêu chí khu ở của đô thị.

Tất cả các công tác trên được chính quyền địa phương cân nhắc. Và đề xuất dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hoà không gian đô thị và lợi ích của người dân.

Tính đến thời điểm hiện tại. Địa phương đã hoàn thiện nhiều công trình mang tính trọng điểm như cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, hệ thống điện, đường … Sẵn sàng cho mục tiêu trở thành đô thị loại V trong 3 năm tới.

LỘC AN Trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Bảo Lộc vào năm 2035

Với tầm nhìn xa hơn vào năm 2035. Xã Lộc An được kỳ vọng sẽ là đô thị động lực cho phát triển kinh tế huyện Bảo Lâm nói riêng. Và cả tỉnh Lâm Đồng nói chung. Vì thế, ngoài phát huy thế mạnh về đầu mối giao thông. Xã sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Song song với đó. Hệ thống giao thông trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng được các cấp chính quyền chú trọng quan tâm.
Ngoài các công tác nâng cấp tuyến quốc lộ 20. Việc kết nối các tuyến đường của đô thị với Quốc lộ 29 cũng được ban lãnh đạo nghiên cứu kỹ để tránh xảy ra xung đột giao thông. Đồng thời đảm bảo việc lưu thông cho người dân đô thị.

Bản vẽ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lộc An huyện Bảo Lâm (Nguồn: Bộ Xây Dựng)

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cũng như đòn bẩy tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Và giúp Lộc An gia tăng giá trị bất động sản.

Có thể nói, nhờ những chính sách và định hướng phù hợp. Mà Lộc An đang từng bước trên con đường thay đổi diện mạo mới với sự “ thay da đổi thịt ” rõ nét.

Nhiều chuyên gia dự báo, khi các mục tiêu trên cơ bản được thực hiện. Lộc An sẽ khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Có lẽ vì thế mà ngay khi có đề xuất quy hoạch. Đã có không ít nhà đầu tư lặn lội từ các khu vực trung tâm tìm về đây với mục đích săn đất tích trữ.

Nguồn ITN

XEM THÊM

Các doanh nghiệp lớn đầu tư vào Lâm Đồng, bất động sản Lộc An hưởng lợi

Hậu Covid-19. Bất động sản Lâm Đồng dần trên đà hồi phục mạnh mẽ. Trở thành điểm sáng thu hút đầu tư của khu vực Tây Nguyên.
Thị trường này tiếp tục nóng lên khi nhiều doanh nghiệp lớn bất ngờ đổ bộ.

Các doanh nghiệp lớn đầu tư vào Lâm Đồng, bất động sản Lộc An hưởng lợi

Lâm Đồng từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Và được ví rằng, nơi đây chính là “XỨ SỞ SƯƠNG MÙ” huyền bí của Việt Nam với khí hậu ôn hoà dễ chịu. Quan cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và di sản kiến trúc phong phú.

Mặt khác, Lâm Đồng còn sở hữu điểm cộng lớn về vị trí địa lý khi chỉ cách TP.HCM khoảng 4 đến 6 tiếng đi xe, một điểm đến hoàn hảo để đổi gió cuối tuần hay tránh cái nắng gay gắt nơi nội thành.

Bên cạnh nhờ tầm quan trọng của du lịch. Thế nên ngay khi dịch bệnh vừa được kiểm soát, thị trường bất động sản Lâm Đồng đã liên tục gặt hái những kết quả tích cực. Đồng thời thu hút hàng loạt nhà đầu tư rót tiền về đây.

Những doanh nghiệp lớn đang rót vốn vào Lâm Đồng

Ngày 27/01/2022. UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 với tổng cộng 142 dự án đầu tư được chấp thuận, mở đường cho công cuộc xây dựng diện mạo mới của bất động sản Lâm Đồng.

Ngay sau đó. Hàng loạt doanh nghiệp lớn đã rục rịch tìm hiểu cơ hội và phát triển. Nhiều dự án tầm cỡ khiến cho thị trường bất động sản địa phương nóng hơn bao giờ hết. Làn sóng đầu tư này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu không tính những dự án có quy mô vừa và nhỏ thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2022. Ước tính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có đến 17 dự án với sức ảnh hưởng lớn, có thể kể đến như:

  • Ý tưởng hình thành dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu. Tại khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà với quy mô lên đến 18.000 ha. Do Liên danh CTCP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam. CTCP Thương mại Ngôi Nhà Mới và CTCP Tập đoàn Đầu tư ISRAEL khảo sát. Nghiên cứu tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đăng ký đầu tư.
  • Hay mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn giao cho Sở Xây dựng phối hợp nghiên cứu đề xuất của Công ty CTCP Vietstar Đà Lạt JSC. Về việc nghiên cứu khảo sát, tài trợ kinh phí lập ý tưởng quy hoạch tại TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm với quy mô 12.300 ha.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Lâm Đồng – Bất động sản vùng ven đà lạt phát triển tốt

Vậy nguyên nhân gì tạo sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Lâm Đồng

Bất động sản Lâm Đồng hấp dẫn trước hết là do xu hướng du lịch nghỉ dưỡng. Và sở hữu ngôi nhà thứ hai đang dần nở rộ.
Là nguồn động lực mạnh mẽ thôi thúc các dự án bất động sản sinh thái xanh phát triển.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 vừa qua cũng là “đòn bẩy” thúc đẩy sự dịch chuyển đầu tư này.

Ngoài ra, việc giá đất tại Lâm Đồng “ấm nóng” một phần cũng là do sự chuyển mình rõ rệt về hạ tầng. Nhất là giao thông, trong đó công lớn phải kể đến sự góp mặt của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng chiều dài lên đến 200,3 km.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đang dần đánh thức bất động sản Lâm Đồng

Song song với đó. Tỉnh cũng đang triển khai một số dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2021 – 2025. Với 16 công trình trọng điểm.
Trong đó, có 7 công trình trọng điểm tiếp tục triển khai đầu tư của giai đoạn 2016 – 2020 và 9 công trình mới.

Bất động sản liền kề hưởng lợi. Đặc biệt bất động sản Lộc An Lâm Đồng

Việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đua nhau đổ bộ về Lâm Đồng. Đã khiến giá đất tại một số địa phương tăng mạnh.
Nhất là những khu vực còn nằm ở giai đoạn đầu của biểu đồ giá như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Và đặc biệt là Lộc An (Bảo Lâm).

Ghi nhận cho thấy. Trong quý II/2022, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 19.669 giao dịch đất nền thành công qua công chứng. Với giá trị lên đến 21.283 tỷ đồng.
Song song với đó, toàn tỉnh cũng đã có 1.113 giao dịch nhà ở riêng lẻ thành công qua công chứng (Theo báo cáo về giá bán và cho thuê nhà ở của Sở Tư Pháp tỉnh Lâm Đồng vào quý II/2022).

Theo dự báo của các chuyên gia. Trước tình trạng quỹ đất sạch tại các thành phố lớn ngày càng thu hẹp. Hạ tầng Lâm Đồng ngày càng phát triển. Thì giá trị bất động sản của tỉnh cũng sẽ tăng tịnh tiến theo thời gian.

Nguồn ITN

 

XEM THÊM

3 yếu tố giúp đất nền nghỉ dưỡng Bảo Lộc lọt tầm ngắm của giới đầu tư

Môi trường sống trong lành cùng hạ tầng giao thông thuận lợi. Giúp đất nền nghỉ dưỡng tại Thành Phố Bảo Lộc lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư second home vì sức khỏe.

3 yếu tố giúp đất nền nghỉ dưỡng Bảo Lộc lọt tầm ngắm của giới đầu tư

Những năm gần đây. Ngày càng nhiều người trẻ dành nhiều sự quan tâm đến lối sống khỏe khoắn và lành mạnh.
Nhiều người chọn cách sống chậm lại, lắng nghe cảm xúc. Suy nghĩ bên trong và sống hòa mình cùng thiên nhiên.

1/ Đón xu hướng bất động sản sinh thái

Second home – Đất nền nghỉ dưỡng tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) đón xu hướng bất động sản sinh thái.

Đó không chỉ là phong trào, xu hướng thoáng qua mà dần trở thành quan điểm sống của họ. Đây cũng là lực đẩy cho các dự án bất động sản xanh, bất động sản sinh thái.
Cùng với đó, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 cũng là “cú hích” cho những dự án này phát triển mạnh mẽ.

Theo bà Vũ Thị Thu Trang. Trưởng Bộ phận Universe của ERA Vietnam. Bất động sản xanh là xu hướng đã xuất hiện từ năm 2019.
Ở thời điểm đó, nhiều người trẻ đã sẵn sàng “bỏ phố về quê”. Mua thêm một ngôi nhà, tậu một mảnh vườn, nhằm tận hưởng không gian sống như nghỉ dưỡng…
“Từ đó đến nay, xu hướng này không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiều dự án bất động sản phát triển theo hướng này cũng ghi nhận sự quan tâm lớn như dự án Bảo Lộc Capital, Khu đô thị Golden City Bảo LộcFarmstay Đồi Mơ SkyView Bảo Lộc, dự án KiWuKi Village Bảo Lộc, Khu dân cư Biang Village  hay Làng Mây lộc Ngãi 2 … ”
bà Trang nói và bày tỏ nhận định rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục nở rộ.

Bên cạnh đó. Một trong những thị trường tiềm năng của bất động sản sinh thái là Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Những năm qua, địa phương đã đón sóng đầu tư của nhiều “đại gia” bất động sản như Novaland, Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Khải Hưng Corp, Văn Phú – Invest…

Nhiều nhà đầu tư nhỏ hơn cũng chọn phố núi làm nơi dịch chuyển dòng vốn về đất nền nghỉ dưỡng .

2/ Lợi thế tự nhiên của Bảo Lộc

Theo các chuyên gia trong đầu tư bất động sản cho rằng: Bảo Lộc, Lâm Đồng là một trong những địa điểm phù hợp phát triển wellness second home. Bởi có khí hậu trong lành, không gian tươi mát. Thổ nhưỡng của Lâm Đồng phù hợp để phát triển cây trồng, cây ăn trái.
Bên cạnh đó, thế đất tại nhiều khu vực bám trụ trên các triền đồi, thuận lợi phát triển các dự án có tầm nhìn ra đồi, núi.

Nếu trước đây, Đà Lạt là địa điểm lý tưởng được người trẻ lựa chọn để rời phố về quê, “trồng rau nuôi gà”. Thì giờ, Bảo Lộc trở thành “miền đất hứa” cho những ai yêu thích sống xanh, sống cân bằng.
Vùng đất này vẫn phong kín vẹn nguyên sự thư thái và dễ chịu.

Thiên nhiên ưu ái cho Bảo Lộc

“Thiên nhiên ưu ái cho Bảo Lộc khí hậu ôn hòa quanh năm. Rừng nguyên sinh bạt ngàn, hệ thống suối hồ, thác ghềnh đa dạng. Đồi dốc thoai thoải, thảm thực vật phong phú, vẽ nên quang cảnh bình yên, thơ mộng.
Bảo Lộc được ví như liều thuốc bổ tăng cường sức khỏe thể chất và ‘chữa lành’ cho tâm hồn con người”, một nhà đầu tư nhận định.

Một nghiên cứu của trường Đại học Zurich, Thụy Sĩ từng chứng minh.
Việc sinh sống ở những vùng cao khí hậu trong lành tốt cho tim mạch. Chất lượng không khí cũng như lượng ánh nắng mặt trời dồi dào tại vùng núi giúp tăng cường vitamin D.
Đáng chú ý là những người sinh ra ở vùng cao có nhiều lợi thế về tuổi thọ, kể cả khi đã chuyển xuống sống ở vùng đồng bằng.

Do đó, việc sở hữu một căn nhà ven hồ. Gần thiên nhiên để tận hưởng không khí mát mẻ.  Hứa hẹn mang lại nhiều năng lượng tích cực, tăng năng suất làm việc cho gia chủ.

3/ Đòn bẩy từ hạ tầng

Sắp tới, cao tốc Giầu Dây – Liên Khương hoàn thành. Việc di chuyển từ TP HCM lên Bảo Lộc rút ngắn chỉ còn khoảng 2 tiếng so với 4 tiếng hiện nay.
Với lợi thế kết nối ngày càng thuận lợi. Bảo Lộc hứa hẹn là nơi nghỉ dưỡng phù hợp để nhiều gia đình phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc căng thẳng. Đối với những khách đang tìm “second home” để nghỉ dưỡng lâu dài. Bảo Lộc cũng là lựa chọn đáng cân nhắc.

Theo một chuyên gia, với môi trường sống trong lành, hội tụ những thế mạnh về hạ tầng. Bảo Lộc mở ra triển vọng phát triển các “wellness second home” phục vụ du lịch trải nghiệm, khai thác kinh doanh homestay, khách sạn hoặc làm tài sản tích lũy lâu dài cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, mức giá bất động sản ở Bảo Lộc khá mềm so với Đà Lạt hay TP HCM, cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Nguồn ITN

DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ĐẤT NỀN BẢO LỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẢO LỘC LÂM ĐỒNG 2022

XEM THÊM

Đất nền thổ cư Bảo Lộc Lâm Đồng và những lý do nên đầu tư

Những lý do nên chọn đất nền thổ cư Bảo Lộc Lâm Đồng

Những năm gần đây.
Xu hướng chọn an cư ở nơi yên bình, khí hậu ôn hòa dần trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người.
Con người ta khi có được những thành quả nhất định trong cuộc sống thì có tâm lý muốn trở về sống gần thiên nhiên.

Chính vì vậy, các khu vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư, khách mua làm ngôi nhà thứ 2. Những khu đất nền thổ cư Bảo Lộc  Lâm Đồng là một trong số đó.

1. Thị trường đất nền thổ cư Bảo Lộc Lâm Đồng mới với nhiều tiềm năng

Chính phủ nước ta đang có những ưu tiên trong nhiều hạng mục đầu tư xây dựng và phát triển Thành phố Bảo Lộc.
Với nguồn ngân sách Nhà nước từ năm 2019. Bảo Lộc đang quyết tâm trở thành đô thị loại II và đặt mục tiêu đến năm 2030. Sẽ trở thành đô thị loại I. Khu đô thị trung tâm phía Nam Tây Nguyên.

Với quỹ đất bao la còn chưa khai thác hết. Bảo Lộc được nhiều nhà đầu tư lớn để mắt đến. Theo kinh nghiệm đầu tư từ các thành phố đi trước. Tiềm lực phát triển của Bảo Lộc còn rất lớn và khó dự đoán. Khi có sự xuất hiện của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bảo Lộc sẽ được đầu tư quy mô xứng tầm và chuẩn mực hơn.

Vì là một thị trường còn khá mới nên giá đất nền thổ cư Bảo Lộc – Lâm Đồng hiện nay vẫn còn thấp hơn so với Đà Lạt từ 50 đến 70%.
Tính từ những năm 2018 đến nay. mỗi năm giá đất nền thổ cư Bảo Lộc – Lâm Đồng tăng trung bình 20 – 30%.
Một số khu vực trung tâm có khi sốt đất làm giá tăng đến 40% so với cùng kỳ.

2. Cơ sở hạ tầng Bảo Lộc – Lâm Đồng được đầu tư chuẩn mực

Nhiều tuyến đường huyết mạch của Thành phố Bảo Lộc. Đang trong trạng thái chỉnh sửa, nâng cấp.
Đồng thời, địa phương cũng đang thi công một số tuyến đường nội thành nhỏ. Chính quyền địa phương đặc biệt coi trọng hệ thống giao thông đường xá. Và quyết tâm xây dựng liên kết trong và ngoài vùng thuận lợi, xuyên suốt nhất có thể.

Trong tương lai, Thành phố Bảo Lộc sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam.
Để thực hiện mục tiêu, Bảo Lộc đang nỗ lực duy trì phát huy các thế mạnh vốn có trong các ngành trà, cà phê, dâu tằm,…
Số liệu những năm gần đây cho thấy nền kinh tế Bảo Lộc đang trong đà tăng trưởng tốt và nhảy vọt.

Lực lượng lao động từ các khu công nghiệp.
Cụm công nghiệp đã được đi vào hoạt động ổn định. Sẽ làm cho nhu cầu về nhà ở, vui chơi, giải trí tăng cao. Do đó, việc đầu tư các khu vui chơi giải trí, nhà ở hay các khu lưu trú dài hạn có thể là xu hướng trong thời gian tới.

3. Xuất hiện nhiều nhà đầu tư lớn trên thị trường Bảo Lộc – Lâm Đồng

Theo đồ án quy hoạch phát triển Bảo Lộc năm 2020 đến 2030.
Chúng ta thấy được có sự mặt của các tập đoàn lớn như: Vingroup, TTC, Era Group, Vinamilk, T&T,…
Các dự án khu du lịch, sân bay, sân golf, dịch vụ và khu dân cư,… cũng đang được kích hoạt.

Với tốc độ phát triển kinh tế cũng như hạ tầng. Chúng ta có quyền hi vọng chỉ vài năm tới đây thành phố Bảo Lộc sẽ lột xác.
Nếu được đầu tư tốt, Bảo Lộc cũng có thể san sẻ được áp lực quá tải du lịch cho Thành phố Đà Lạt trong tương lai.

Trên đây là 3 lí do cơ bản và quan trọng nhất.
Ngoài ra cũng sẽ còn nhiều lí do khác nữa mà bạn nên chọn đất nền thổ cư Bảo Lộc Lâm Đồng. Nếu bạn đang muốn đầu tư đất Bảo Lộc thì bạn cũng có thể tham khảo các dự án, giá cả các dự án đất nền khu vực Bảo Lộc mới nhất 2022.

 

CLICK XEM THÊM ” DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ĐẤT NỀN BẢO LỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẢO LỘC LÂM ĐỒNG 20022

XEM THÊM

Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/7/2022
Triển khai Nghị quyết số 59/2022/QH15. Ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương: đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch  - Ảnh 1.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là 17.837 tỷ đồng.

CỤ THỂ,
Chính phủ quyết nghị triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 (Dự án).  Được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 59/2022/QH15. Ngày 16/6/2022 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Ngày 11/1/2022 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đối với dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và người có thẩm quyền tổ chức
Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 02 năm 2022 và 2023
Đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu ( không bao gồm chi phí dự phòng ).

Trước 20/11/2022, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần

Cho phép Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án; bao gồm:

  1. Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế. Cắm cọc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn. (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến). Cơ bản hoàn thành trước ngày 20/11/2022 để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
    Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng. Sẽ được cập nhật bảo đảm phù hợp dự án đầu tư được duyệt.
  2. Các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt quy hoạch. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đủ cơ sở. Căn cứ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Thực hiện các công việc khác có liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.
  3. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng. Các địa phương xác định sơ bộ nhu cầu tái định cư. Rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư.
    Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư; triển khai thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu tái định cư (nếu có).
  4. Các địa phương chủ trì xác định vị trí. Diện tích các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần.
    Thực hiện các công việc liên quan như đánh giá tác động môi trường. Giải phóng mặt bằng các bãi đổ chất thải rắn xây dựng (nếu có) bảo đảm tiến độ thi công.
  5. Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc:
    ♦   Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    ♦   Khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu.
    ♦   Các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần.
    ♦   Các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn. Bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng. Phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021. Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ và các cơ chế đặc thù.

* Theo Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội. Dự án có chiều dài khoảng 53,7 km. Chia thành 03 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 17.837 tỷ đồng. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022. Cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.

Nguồn ITN – Chinhphu_vn

XEM THÊM

Bình Dương sẽ làm công trình giao thông trọng điểm nào trong 3 năm tới?

Giai đoạn 2021-2025 Bình Dương sẽ tiếp tục hoàn thiện Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng; đẩy mạnh hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4; nâng cấp và xây mới một số tuyến đường.

Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn (màu xanh) trên bản đồ giao thông Bình Dương

Bình Dương sẽ làm công trình giao thông trọng điểm nào trong 3 năm tới?

Kế hoạch triển khai công trình giao thông trọng điểm giai đoạn 2021 – 2025 của Bình Dương vừa được lãnh đạo tỉnh thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 4. Cụ thể, trong các năm 2021 – 2025 tỉnh sẽ hoàn thiện và đẩy mạnh các công trình sau:

♦ Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng. Quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương có chiều dài hơn 68km, là tuyến đường huyết mạch quan trọng của Bình Dương. Trong đó cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đoạn qua Bàu Bàng đã được thông xe toàn tuyến vào tháng 10/2021. Ngày 26/4 vừa qua, Bình Dương cũng đã tổ chức khởi cộng dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 đoạn từ giáp ranh TP.HCM đến TP. Thủ Dầu Một dài khoảng 12,7km từ 6 làn xe lên 8 làn xe.

♦ Nâng cấp ĐT.743 từ Miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần; hầm chui nút giao ngã 5 Phước Kiến; dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT. 746, ĐT.747B. ĐT.743. Đây là các tuyến giao thông nội thị của Bình Dương hay xảy ra ùn tắc giao thông, việc nâng cấp, mở rộng sẽ giúp cải thiện hiện trạng, tăng khả năng kết nối.

♦  Xây mới các tuyến đường: Thủ Biên – Đất Cuốc; đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo, Bàu Bàng; đường từ cầu vượt Sóng Thần đến đường Phạm Văn Đồng (TP. HCM).

Trong đó, đường Thủ Biên – Đất Cuốc khởi công vào tháng 11/2019 hiện đã sắp hoàn thành.

Đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo, Bàu Bàng khởi công năm 2021, dự kiến hoàn thành đoạn Tân Thành – Tam Lập trong năm 2022, hoàn thành toàn tuyến vào năm 2023.

♦ Đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương.
Trong đó:

+ Dự án thành phần của đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương đã được HĐND tỉnh thông qua cam kết sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách của tỉnh đủ 50% trong tổng mức đầu tư dự án. Nếu tổng mức đầu tư sau này được điều chỉnh, Bình Dương sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh với phần vốn tăng lên theo đúng quy định. Đường Vành đai 3 đi qua các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Ngân sách Bình Dương dành cho đoạn qua tỉnh khoảng 9.460 tỷ đồng.

+ Đường vành đai 4 đoạn qua Bình Dương hiện đã được tỉnh hoàn thành hơn 20 km bằng ngân sách tỉnh. Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài 200 km, đi qua các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và TP. HCM và Long An. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng.

Nguồn ITN ThanhnienViet

XEM THÊM

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có dự án điện gió gần 5.000 tỷ đồng

Dự án nhà máy điện gió Công Lý tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giai đoạn 1 do Công ty Cổ phần Aurai Vũng Tàu đăng ký thực hiện. Với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.995 tỷ đồng.

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có dự án điện gió gần 5.000 tỷ đồng

Thường trực UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có cuộc họp. Để nghe báo cáo chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện gió Công Lý giai đoạn 1.

Theo báo cáo, dự án nhà máy điện gió Công Lý giai đoạn 1. Do Công ty Cổ phần Aurai Vũng Tàu đăng ký thực hiện tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, với diện tích sử dụng đất khoảng 1.062ha.

Dự án có công suất thiết kế 102,6MW. Gồm 27 trụ tuabin gió và các công trình như khu điều hành, khu vực bố trí tuabin và cầu công tác.

Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến khoảng 4.995 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án trong vòng 24 tháng kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tại cuộc họp, các sở, ngành, địa phương đánh giá cao mục đích và giá trị thực tiễn của dự án. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường lưu ý loại hình nhà máy điện gió ven biển trong quá trình thi công và triển khai thực hiện. Sẽ phát sinh các vấn đề về môi trường, tác động trực tiếp đến các đối tượng kinh tế xã hội. Như ô nhiễm bụi, tiếng ồn, chất thải, tác động bởi từ trường, đa dạng sinh học, các sự cố có thể xảy ra trên biển…

Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch.

Đánh bắt hải sản và người dân trong khu vực dự án và khu vực lân cận. Đồng thời ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Đặc trưng dòng chảy, tuyến luồng giao thông thủy của khu vực.

Do đó, nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư. Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu chủ đầu tư chỉ được thực hiện dự án. Sau khi báo cáo tác động môi trường được phê duyệt. Bên cạnh đó, đo đạc các yếu tố động lực biển để đưa ra các giải pháp thực tế hơn về xói lở, bồi lắng và bảo vệ các nguồn lợi nuôi trồng thủy sản. Điều tra ngiên cứu tính toán kỹ tác động của các trụ điện gió…

Phát biểu kết luận, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cơ bản ủng hộ dự án. Đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng xác định lại năng lực tài chính của công ty đăng ký đầu tư, nhất là nguồn vốn chủ sở hữu.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc đất đai. Độ cao ảnh hưởng đến an toàn khu dân cư của tuabin. Cũng như mức độ ảnh hưởng của dự án đến sân bay Hồ Tràm… báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trước đó, năm 2018. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng có văn bản về nguyên tắc chấp thuận. Chủ trương để Công ty Cổ phần Aurai Vũng Tàu triển khai thực hiện dự án điện gió ven biển xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

Nguồn ITN

 

 

XEM THÊM

Bà Rịa – Vũng Tàu khởi động một loạt dự án hạ tầng kết nối liên vùng

Doanh nghiệp Việt Nam – Sau nhiều năm loay hoay trong bài toán hạ tầng, loạt dự án kết nối giao thông giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có bước chuẩn bị để khởi động.

Bà Rịa – Vũng Tàu khởi động một loạt dự án hạ tầng kết nối liên vùng

Khởi động các tuyến cao tốc

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ. Đã ký văn bản số 15849/UBND-VP về việc giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo phương thức PPP gửi Bộ Giao thông Vận tải.

Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021. UBND tỉnh cam kết chỉ đạo UBND thị xã Phú Mỹ. UBND TP Bà Rịa và các cơ quan liên quan tích cực thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án trên địa bàn tỉnh để sớm đưa dự án vào khai thác.

Thời gian qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải.

UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan tổ chức lập. Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021.

Cụ thể, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) sẽ đi qua 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai với tổng chiều dài 53,7km. Có hướng tuyến chạy song song với quốc lộ 51. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 19,5km, đoạn qua Đồng Nai 34,2km.
Điểm đầu tuyến nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP Biên Hòa, điểm cuối giao với tuyến tránh TP. Bà Rịa (quốc lộ 56, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Dự án đã được Quốc hội và Chính phủ bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 cho Bộ Giao thông Vận tải.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã giao Ban Quản lý Dự án 85 tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo phương thức đối tác công tư (PPP). Hiện nay, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đang được Ban Quản lý Dự án 85 tổ chức lập theo quy định.

Sơ đồ dự kiến tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguyễn Công Vinh cũng đã ký ban hành Văn bản số 15839/UBND-VP. Về việc triển khai Dự án đầu tư đường vành đai 4 TP Hồ Chí Minh. Đoạn qua địa bàn tỉnh (thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức) có tổng chiều dài khoảng 18,3km.

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp

UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải chủ động. Nhanh chóng thực hiện các thủ tục liên quan để sớm triển khai nghiên cứu. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần của đường vành đai 4 đoạn quan địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bảo đảm khi sắp xếp được nguồn vốn thì tiến hành thủ tục triển khai ngay. UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu. Sắp xếp nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai dự án.

Ông Trần Thượng Chí, Giám đốc Sở Giao thôn Vận tải Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết. Định hướng quy hoạch đường bộ thời kỳ 2021 – 2030. Tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh là cập nhật và tổ chức đầu tư các tuyến cao tốc. Các tuyến quốc lộ do Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.
Tỉnh đề xuất Trung ương điều chỉnh tiến độ thực hiện đầu tư các tuyến đường kết nối vùng sớm hơn. Đồng thời các địa phương chủ động tổ chức thực hiện đoạn tuyến qua địa bàn. Bằng việc kết hợp các nguồn lực của Trung ương, địa phương và nguồn lực xã hội để đầu tư nhằm kết nối các khu vực kinh tế của vùng.

Đẩy mạnh kết nối liên vùng

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết. Hệ thống cảng Bà Rịa – Vũng Tàu được quy hoạch là cụm cảng tổng hợp quốc gia. Cửa ngõ quốc tế (loại IA), đảm nhận vai trò của cảng trung chuyển quốc tế.
Trong đó, hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải là một trong 20 cảng lớn của thế giới đón được tàu mẹ siêu lớn với trọng tải đến 214.000 tấn.

“Có thể khẳng định cảng Cái Mép – Thị Vải là “báu vật” thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Nhưng cảng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó.
Tỉ trọng giao nhận trực tiếp trong những năm qua vẫn duy trì 10-15%. Còn lại 85-90% chuyển về các nơi khác để thông quan, giao nhận” – ông Nguyễn Văn Thọ cho biết.

Nguyên nhân khiến cụm cảng này phát triển chưa tương xướng với tiềm năng. Một phần đến từ sự yếu kém về hạ tầng giao thông kết nối cảng. Vừa thiếu lại vừa yếu, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên trên Quốc lộ 51.

Kẹt xe trên Quốc lộ 51 do quá tải, ảnh hưởng đến giải phóng hàng hóa cho cảng Cái Mép – Thị Vải

Do đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ VI. Đã xác định sẽ tiếp tục tập trung phát triển 4 trụ cột kinh tế là:. Công nghiệp, hệ thống cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao
Và vấn đề “then chốt” là tỉnh này phải phát huy được lợi thế về hệ thống cảng biển. Tăng cường kết nối với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai… để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết:

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang dần hoàn thiện. Đặc biệt, cầu Phước An kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải – Đồng Nai – Bến Lức – Long Thành đang dần hình thành.
Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã kiến nghị Chính phủ. Về việc triển khai đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu để khơi thông nguồn hàng. Từ Trảng Bom, Đồng Nai vào Cái Mép – Thị Vải…

Nguồn IT

XEM THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh: Người mua khát ngôi nhà xanh, không gian nghỉ dưỡng “chất”

Thay vì dành hầu hết thời gian trong ngày tại công sở và chỉ thuê một căn hộ để ở.
Do dịch Covid, người dân phải làm việc tại chính ngôi nhà của mình. Thời gian ở nhà nhiều khiến nhu cầu về một không gian sống xanh, an toàn tăng lên và làm thị trường bất động sản phía Nam “nổi sóng”.

Với quỹ thời gian chủ yếu ở nhà đã thúc đẩy mọi người hướng đến không gian sống rộng rãi. Và có tính lưỡng dụng cao để có thể vừa phục vụ công việc vừa cân bằng chất lượng sống.
Dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng theo thống kê tổng các nhà môi giới căn hộ hạng sang tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cứ 10 người nhờ kiếm căn hộ thì có tới 7 người muốn những căn hộ rộng, thoáng. Có tầm nhìn trực diện công viên, hồ nước, mảnh xanh.

Thực tế, lối sống gần gũi với thiên nhiên được chứng minh có thể giúp cải thiện sức khỏe.
Không gian xanh giúp cư dân tăng cường vận động, giải tỏa áp lực. Đồng thời đóng vai trò điều tiết khí hậu, lọc ô nhiễm không khí lẫn tiếng ồn hiệu quả. Điều này lý giải vì sao, các dự án căn hộ, nhà phố có môi trường sống xanh, tốt cho sức khỏe. Thường có sức mua tốt chiếm khoảng 80% – 90% số lượng sản phẩm bán ra thị trường.

Ghi nhận từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cũng cho thấy.
Người dân tại các đô thị lớn đang có xu hướng tìm đến những không gian sống rộng và xanh hơn.
Đối với căn hộ, nhà phố, người mua nhà sẽ thích những sản phẩm có diện tích lớn, nhiều phòng, trần cao và thông thoáng. Cùng với đó là yếu tố “xanh” trong không gian cả bên trong và bên ngoài. Như khu vực ban công đón được nhiều nguồn ánh sáng tự nhiên, thoáng khí và tầm “view” hưởng thụ.

Nhà phố PiCity – Mua cơ hội đầu tư – Nhận cả không gian sống

Ông Matthew Powell. Đại diện Savills nhìn nhận sự bùng phát của Covid-19 đã khiến người dân có xu hướng rời xa các thành phố có mật độ dân cư cao và quan tâm đến tính thuận tiện của làm việc ở nhà.
“Xu hướng hiện nay là mọi người muốn tìm kiếm một phong cách sống mới, một không gian sống xanh. Ít tiếng ồn với lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ sức khỏe. Thị trường cũng vì vậy ghi nhận nhu cầu gia tăng cho dự án dân cư diện tích lớn đi kèm các tiện ích sinh hoạt, thể thao, tích hợp với không gian xanh”, ông Matthew nhận định.

Trên thế giới, giới giàu có cũng đang đổ tiền vào các sản phẩm dẫn đầu xu hướng sống sau đại dịch.

Tại Singapore chỉ trong 6 tháng đầu năm. Giới giàu có đã đổ vào thị trường bất động sản Singapore 24 tỷ USD. Mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Phần lớn tập trung vào các khu phố nằm trong thành phố nghỉ dưỡng rộng rãi, phủ kín cây xanh.
Tương tự, tại Australia, những khu phức hợp căn hộ như Sandringham (Melbourne) nằm trong khuôn viên Sandy Hill, cạnh bãi biển tuyệt đẹp của vịnh Half Moon có không gian sống tràn ngập sắc xanh với bể bơi vô cực. Hay khu vực Carolina, Compass Pointe… được giới đầu tư săn lùng.

Khát trải nghiệm xanh nghỉ dưỡng

Ở góc nhìn kinh tế – xã hội. Theo TS. Trần Nguyễn Minh Hải (Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh). Khi dịch Covid-19 xuất hiện, người mua nhà mong muốn có không gian sống tốt cho sức khoẻ với “kiến trúc xanh”, an toàn hơn.

“Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân tăng cao. Dòng bất động sản trị liệu, bất động sản detox sẽ là những nhân tố mới dẫn dắt thị trường nghỉ dưỡng ven đô”.

Tiện ích cao cấp khu dự án Picity High Park Quận 12

Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của người mua cũng không phải vấn đề đơn giản.
Đòi hỏi tiềm lực của chủ đầu tư. Các chuyên gia cho rằng sự dịch chuyển của xu hướng cũng chính là thước đo “sức khoẻ” các doanh nghiệp phát triển bất động sản sau dịch bệnh.

Thứ nhất, tiềm lực tài chính.

Đây chính là yếu tố cốt lõi, muốn tạo ra căn h ộ với nhiều điều kiện đáng sống cần nguồn vốn lớn để có quỹ đất, xây dựng, thiết kế, tạo ra hệ sinh thái có chiều sâu, bền vững và xứng tầm.

Thứ hai, tâm và tầm nhìn chiến lược.

Đây cũng là yếu tố then chốt, tâm để tạo ra một sản phẩm chỉn chu, tỉ mỉ, hướng đến sự tiện nghi và đem tới cuộc sống hưởng thụ cho người ở, còn tầm nhìn chiến lược để đón đầu nhu cầu tương lai, đem đến những tiện ích vượt trội, đi trước thời đại, tạo nên khác biệt.

Thứ ba, uy tín chủ đầu tư.

Những chủ đầu tư uy tín sẽ tạo ra những sản phẩm có vị trí nhất định trên thị trường. Luôn tạo sức hút ở bất kỳ nơi đâu. Ví dụ như chủ đầu tư Vinhomes từng tạo tiếng vang với Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River hay Vinhomes Grand Park tại Thành phố Hồ Chí Minh – những đô thị đẳng cấp, sầm uất. Là nơi đáng sống và niềm mơ ước của nhiều người.
Sự uy tín cũng là cơ sở cho những cam kết về tiến độ hay sự bền vững cho hệ sinh thái, vận hành trong rất nhiều năm.

Theo nhu cầu Chủ đầu tư Pi Group đã xây dựng một không gian xanh đẳng cấp sống chuẩn với 36 căn Nhà Phố Picity High Park ” CỰC HIẾM ” lọt lòng trong khu dân cư – Nơi gửi gắm dòng tiền thông minh – an toàn cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh nhà phố Picity High Park. Được hưởng trọn diện tích 𝐦𝐚̉𝐧𝐠 𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝐥𝐞̂𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝟔,𝟔 𝐡𝐚, 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝟕𝟕% 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐲̃ đ𝐚̂́𝐭 𝐝𝐮̛̣ 𝐚́𝐧.
Một Hệ “sinh thái” đa dạng: Ngoài ra, 𝐡𝐨̛𝐧 𝟐𝟓 𝐭𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐢́𝐜𝐡 xanh đa dạng như công viên thiên nhiên an nhiên thiền định, khu BBQ và hồ bơi chuẩn resort, đường chạy bộ 3km …
Nơi Khách hàng có thể vừa ở vừa kinh doanh: Dân cư đông đúc (nội khu 10.000 người, ngoại khu 50.000 người) => khả năng thu hồi vốn nhanh chóng.

 

XEM THÊM
Chat Zalo

0907353334