Skip to Content

Blog Archives

Nếu qua giai đoạn này, không dễ săn được bất động sản tốt giá phải chăng

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho rằng, khi thị trường phục hồi, giá bất động sản sẽ tăng trở lại. Do vậy, thời điểm này chính là cơ hội tốt cho người có sẵn dòng tiền. Có thể “săn” cho mình những bất động sản vị trí đẹp. Tiềm năng tăng giá tốt, mức chiết khấu cao.

“Nếu qua giai đoạn này, không dễ săn được bất động sản tốt giá phải chăng”

Từ đầu năm tới nay. Chính phủ, bộ ngành và các địa phương liên tục có những động thái mạnh tay nhằm kích thích kinh tế. Trong đó có thị trường bất động sản.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (DXS – FERI). Tiêu điểm là việc NHNN hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp tính từ tháng 3/2023. Đưa mức lãi suất tái chiết khấu về 3,5%, lãi suất tái cấp vốn về 4,5%.

Lãi suất huy động hạ nhiệt sâu. Kéo theo lãi suất cho vay đang tiệm cận về mức đầu năm 2022. Lãi suất ưu đãi sản xuất kinh doanh đang được các ngân hàng chào với mức trung bình 6,5 – 7,5%/năm. Nhiều ngân hàng chào các khoản vay mới mua bất động sản trong thời gian ưu đãi 7,5 – 8,5%. Lãi suất thả nổi trung bình 11 – 12%.

Thông tin từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy

Đã có nhiều hơn các nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn” đất. Ở những khu vực vùng ven các thành phố lớn. Các địa phương phát triển mạnh về hạ tầng và có tốc độ đô thị hóa cao với mức giá được đánh giá là khá “hời”. Còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, VARS cho rằng. Tiến trình phục hồi của thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục phân hóa theo phân khúc. Và khu vực bởi khả năng hấp thụ khác nhau. Dự báo, thị trường bất động sản quý 4 sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi. Với kết quả giao dịch được cải thiện rõ nét so với 3 quý trước. Do niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố, lãi suất giảm, thị trường có nhiều hơn nguồn cung phù hợp.

Tuy nhiên, sự phục hồi sẽ khó tăng trưởng đột biến trong ngắn hạn. Bởi thị trường bất động sản trải qua một khoảng thời gian dài bị “bệnh”, chưa “hồi sức” hoàn toàn. Phục hồi “chậm mà chắc”, từ từ làm quen với môi trường kinh doanh mới là chìa khóa giúp việc trở lại thành công.

Theo đó, thị trường bất động sản mới sẽ không phát triển nóng, chộp giật như quãng tăng trưởng trước. Mà sẽ phát triển theo hướng lành mạnh và bền vững. Thị trường sẽ diễn ra quá trình thanh lọc những khách hàng ra quyết định dựa trên cảm tính, lạm dụng đòn bẩy tài chính. Mà giữ lại những khách hàng thực, có trình độ, kiến thức và hiểu biết về thị trường.

DXS cũng đưa ra nhận định. Sự phục hồi dự kiến bắt đầu tư thị trường nhà ở tại các đô thị lớn như khu vực Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ. Sau đó dần phục hồi ở các đô thị vệ tinh lân cận.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam, cho biết

Nhu cầu thực đối với bất động sản vẫn có và những chính sách tốt hỗ trợ thị trường đã tạo ra cú hích tương đối. Do đó, thời điểm khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua. Đồng thời, thị trường có thể sẽ phục hồi vào giữa năm 2024.

Tuy nhiên, khi thị trường phục hồi, giá bất động sản sẽ tăng trở lại. Do vậy, thời điểm này chính là cơ hội tốt cho người có sẵn dòng tiền có thể “săn” cho mình những bất động sản vị trí đẹp, tiềm năng tăng giá tốt, mức chiết khấu cao. Nếu qua giai đoạn này, bước vào thời điểm phục hồi thì không dễ săn được bất động sản tốt giá phải chăng.

Nguồn ITN

XEM THÊM

Lãi suất “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở… thị trường địa ốc đón loạt tín hiệu đáng mừng

Thị trường địa ốc đón loạt tín hiệu đáng mừng:
Lãi suất “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở… vậy đâu là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư “xuống tiền” ?

Nguồn cung bất động sản vẫn tiếp tục khan hiếm trong khi lãi suất đã “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở.
Quý 3,4/2023 có lẽ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư nghiên cứu và quyết định “xuống tiền”.

Việc nới lỏng tiền tệ đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế để duy trì mục tiêu đề ra ?

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, kể từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2022, chính sách tiền tệ tại Việt Nam có sự nới lỏng khá mạnh, tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ ở mức cao, từ 18 – 20% và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm ở các kỳ hạn. Việc nới lỏng tiền tệ đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế để duy trì mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên. Việc dòng tiền “dễ” đi vào thị trường đẩy giá một số tài sản, kênh đầu tư tăng trưởng khá mạnh.
Trong vòng 10 năm qua, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần gấp bốn lần so với lúc khởi điểm năm 2012. Giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ USD/ngày.
Đặc biệt là thị trường bất động sản, liên tiếp trong nhiều năm tăng trưởng “nóng”.
Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ thống hạ tầng, khu kinh tế. Đô thị phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Thu nhập của người dân được cải thiện. Giá bất động sản tăng lên, hoàn toàn phù hợp với nguyên lý kinh tế, thị trường.
Thực tế trong thời gian qua, giá bất động sản tại một số địa phương tăng bất hợp lý, gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư thực tế. Vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.

Chính sách nới lỏng góp phần gây áp lực lên lạm phát tăng do thừa tiền trong nền kinh tế.

Trước trước các quyết định tăng lãi suất rất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát trong nước. Đúng như viễn cảnh được các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm 2022. Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.

Chỉ sau một tuần mở lại kênh huy động vốn tín phiếu – bắt đầu từ 21/6 – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về lượng tiền hơn 85.000 tỷ đồng. Giai đoạn tiền rẻ thực sự đã qua đi. Nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức buộc phải thận trọng hơn nữa với các quyết định rót tiền ra.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi mà doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất. Kinh doanh do lo ngại rủi ro lãi suất. Sức cầu trong nền kinh tế cũng có thể tăng chậm hơn trong môi trường cung tiền thắt chặt và lãi suất cao hơn.

Với mảng kinh doanh bất động sản. Cho dù đại diện NHNN đã nhiều lần phát ngôn là cơ quan này không có chủ trương siết tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, những tháng cuối năm 2022. Dòng tiền của doanh nghiệp đã suy giảm mạnh, khả năng thanh toán lãi vay ở mức thấp. Khả năng trả nợ suy giảm trong khi áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao. Các kênh vốn chính của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn…

Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 77 nghìn doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Riêng về lĩnh vực bất động sản, trong quý 1/2023. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới giảm mạnh 63,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 doanh nghiệp (tăng 30,2%)
và 1.816 doanh nghiệp (tăng 60,7%) so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 1/2023. Có thêm khoảng 30%-50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động so với quý trước.

Đồng thời, dữ liệu của VARS cho thấy. Ước lượng số môi giới đang hoạt động trong quý 1/2023. Chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

Ảnh hưởng trực tiếp đến 40 ngành nghề khác như: vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, nội thất,…. Ngành bất động sản lâm nguy là rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam.
Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm 2023.
Chính phủ đã tích cực xây dựng rất nhiều các giải pháp giúp bình ổn kinh tế: Thúc đẩy đầu tư công.
Ban hành các gói hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế. Nới lỏng dần chính sách tiền tệ. Khuyến khích ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Xem xét hành lang pháp lý gỡ khó cho doanh nghiệp…
Đặc biệt để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân… Để kinh tế không lao dốc dốc, doanh nghiệp khốn đốn phá sản, người dân đói kém. Chính phủ đã có hàng loạt động thái tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thị trường.

Thời điểm để “xuống tiền” hiệu quả?

Các chuyên gia VARS nhận định. Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ đang có dấu hiệu chậm lại.
Dự báo đến hết quý 2/2023, khả năng giai đoạn thắt chặt tiền tệ sẽ kết thúc.

Tại Việt Nam, chỉ trong tháng 3/2023. NHNN liên tiếp có hai đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp, và nền kinh tế. Sau động thái này, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động.

Hiện nay, đã có tín hiệu nguồn tiền quay trở lại, lãi suất trái phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi hạ nhiệt. Khách hàng đã tiếp cận được khoản vay mới với lãi suất 10-11%.

Tuy nhiên, chỉ khi nào mặt bằng lãi suất trung bình giảm xuống dưới 10%. Thì khi đó thị trường bất động sản mới phản ứng. Vì 10% là con số mà các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng được khi đi vay.

Chỉ tính trong năm 2022. Tổng lượng tiền gửi của các tổ chức và cá nhân vào hệ thống ngân hàng tăng thêm gần 900.000 tỷ đồng (lượng tiền gửi trong quý 4/2022 chiếm tỷ trọng 46%). Trong số gần 900.000 tỷ đồng lượng tiền gửi ròng cả năm qua, cá nhân đóng góp hơn 565.000 tỷ đồng (chiếm 65%).

Theo TS. Phạm Anh Khôi, Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (FERI), thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường VARS, quý 3/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn.
Và đây cũng sẽ là thời điểm quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường bất động sản hay không.

Theo đó, có hai kịch bản xảy ra. Với kịch bản thứ nhất, nếu tình hình thị trường bất động sản vẫn khó khăn. Niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục. Thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.

Ở kịch bản thứ hai, nếu thị trường ấm lên. Lãi suất huy động giảm xuống mức 6 – 7%.

Vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm. Thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản.

Dữ liệu từ cuộc khảo sát của một sàn giao dịch bất động sản. Là hội viên VARS tại Quảng Ninh đối với nhóm khách hàng thân thiết cũng cho thấy. Với các khoản tiết kiệm kỳ hạn 6-12 tháng dự kiến sẽ đáo hạn vào quý 3, 4/2023. Nếu lãi suất huy động giảm, họ sẽ mang khoản tiền đáo hạn đầu tư vào các kênh lợi nhuận cao hơn kênh gửi truyền thống.
Trong đó, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Nguồn cung bất động sản vẫn tiếp tục khan hiếm trong khi lãi suất đã “hạ nhiệt”, room tín dụng đã mở.

Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để các Nhà đầu tư nghiên cứu và quyết định “xuống tiền”.
Bởi thị trường bất động sản ở quý 1/2023 đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực nhờ vào động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ Chính phủ.
Ghi nhận của VARS tại các khu vực trên cả nước cho thấy, từ giữa quý 2/2023. Nhà đầu tư đã bắt đầu “săn tìm” những mảnh đất màu mỡ với dư địa phát triển lớn.
Một số khu vực đã có nhiều tín hiệu khởi sắc rõ nét với lượng giao dịch ghi nhận thành công ngày càng nhiều.

Đặc biệt theo ghi nhận của ông Tô Hùng, CEO Recbook.Trưởng văn phòng đại diện VARS tại Hải Phòng. Số lượng giao dịch thành công của các đơn vị môi giới trên địa bàn đã ngày một nhiều và ổn định hơn.
Giá đất nền ở một số khu vực tại Hải Phòng ghi nhận mức tăng giá khoảng 5% so với quý 1/2023.
Hiện tượng cắt lỗ tại các khu vực từng xảy ra sốt đất đã được thay thế bằng các giao dịch thành công với mức giá bán phù hợp.

Nguồn: Cafef  –  Nhịp sống thị trường

 

XEM THÊM

Chính phủ lập 5 Tổ công tác, hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Chính phủ ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Thu hút gần 8.000 lượt ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Chính phủ lập 5 tổ công tác, hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm. Lãi suất đồng loạt giảm, bất động sản sắp bùng nổ trở lại.

1. Chính phủ ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản có vai trò và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, tác động tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Thế nhưng, trong năm 2022 và nhất là 6 tháng cuối năm 2022. Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Vì bối cảnh chung của bất động sản thế giới. Tình hình kinh tế, cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hồi phục phát triển.
Một số hạn chế, tồn tại kéo dài từ trước chưa thể khắc phục triệt để. Như hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Nhiều dự án bất động sản ở địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Dẫn tới nguồn cung nhà ở, bất động sản giảm nhiều so với thời gian trước. Cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa phân khúc cao cấp. Trong khi thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân ( nhà ở xã hội). Thị trường, doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Phát hành trái phiếu, huy động vốn của khách hàng dẫn tới doanh nghiệp thiếu vốn. Phải giãn tiến độ và dừng triển khai thực hiện dự án.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác và ban hành nhiều công điện (1156/CĐ-TTg, 1163/CĐ-TTg, 1164/CĐ-TTg,…).
Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp trong ngắn hạn. Cũng như lâu dài để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
Tổ công tác, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, NHNNVN và các bộ, ngành, địa phương. Đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao. Đồng thời đạt được một số kết quả cụ thể.

Mục tiêu:

Thứ nhất. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhất là về thể chế, tổ chức thực hiện, nguồn vốn cho thị trường bất động sản gồm:

  • Tháo gỡ vướng mắc về quy định pháp luật và thủ tục, trình tự, tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, đặc biệt là liên quan đến đất đai, đầu tư, đấu giá, xây dựng,…
  • Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho những dự án đang triển khai để sớm hoàn thành và tạo nguồn cung cho thị trường
  • Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn trái phiếu, tín dụng, quỹ đầu tư,… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản và góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Thứ hai, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển. Tăng nguồn cung và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân, trong đó:

  • Đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư, chọn lựa chủ đầu tư, kịp thời giải quyết những thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án để tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản.
  • Thúc đẩy thị trường bất động sản thông qua chính sách hỗ trợ nguồn vốn nhằm triển khai, thực hiện những dự án khả thi, hiệu quả.
  • Thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, phấn đấu tới năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Thứ ba, thường xuyên theo dõi và giám sát có hiệu quả tình hình thị trường. Để có biện pháp, giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “đóng băng” hoặc “phát triển nóng”. Tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá lên cao để trục lợi, mất cân đối cung – cầu và bảo đảm vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

2. Thu hút gần 8.000 lượt ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tính tới sáng ngày 13/03/2023 đã có 7979 lượt ý kiến của cá nhân, tổ chức góp ý với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi trên trang web lấy ý kiến nhân dân (https://luatdatdai.monre.gov.vn). Nội dung góp ý của người dân tập trung nhiều nhất vào các chương:

  • Chế độ sử dụng các loại đất
  • Chương quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất
  • Chương thu hồi đất, trưng dụng đất
  • Chương bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
  • Chương đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất

 


Những tồn tại và bất cập nêu trên có nguyên nhân là hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Quy hoạch về kế hoạch sử dụng đất cùng các quy hoạch có liên quan chưa bảo đảm sự thống nhất. Giá đất chưa phản ánh được thực tế thị trường. Việc thực hiện pháp luật về đất đai có nơi, có lúc còn chưa nghiêm,… Do đó, sửa đổi Luật đất đai để khắc phục tồn tại, phát huy nguồn lực đất đai và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Đồng thời, thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh. Phát huy nguồn lực đất đai, tạo động lực để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Thiết lập hệ thống quản lý đất đai minh bạch, hiện đại, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, Phát huy dân chủ và hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai,…

3. Chính phủ lập 5 Tổ công tác, hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 235-QĐ-TTg thành lập các Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, lưu ý đặc biệt trường hợp bộ, cơ quan TW, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Thời gian kiểm tra và đôn đốc từ ngày 10 đến 25 hàng tháng,…

Quyết định số 235/QĐ-TTg nêu rõ thành phần tham gia 5 Tổ công tác gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng tổ công tác được quyết định bởi Tổ trưởng.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư là thường trực các tổ công tác do lãnh đạo Chính phủ làm tổ trưởng, có trách nhiệm giúp tổ trưởng xây dựng báo cáo chung của tổ công tác ở buổi kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của tổ công tác sau khi tổ công tác đã kiểm tra. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thủ trưởng những cơ quan quy định trên có trách nhiệm tham gia hoặc cử lãnh đạo bộ và cơ quan tham gia tổ công tác.

Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư số liệu giải ngân của các bộ, cơ quan TW và địa phương trước ngày 27 hàng tháng. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tổ công tác phải báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất và kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra với bộ, cơ quan TW, địa phương.

Tổ công tác có quyền yêu cầu bộ, cơ quan TW và địa phương báo cáo, cung cấp số liệu, thông tin, cử cán bộ phối hợp thực hiện, giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan TW, địa phương đó. Thủ tướng Chính phủ giao các đồng chí tổ trưởng tổ công tác lựa chọn trực tiếp kiểm tra tại một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc tổ công tác và có hình thức kiểm tra phù hợp với các bộ, cơ quan, địa phương còn lại; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, làm việc, tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ những vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết; trên cơ sở đó trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc hoặc tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực.

4. Lãi suất đồng loạt giảm, thị trường bất động sản sắp bùng nổ trở lại?

Tính đến ngày 14/03/2023, nhiều ngân hàng đã công bố biểu lãi suất mới với điều chỉnh giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất ở nhóm ngân hàng lớn hầu hết đã giảm xuống dưới mức 9%/ năm.

Cụ thể, ở Techcombank, lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở đi có mức chung là 8,2%/ năm. Trong nhóm Big 4 (VietinBank, Vietcombank, Agribank, BIDV), lãi suất tiền gửi cao nhất khi gửi online là 8,2%/ năm. Đối với tiền gửi tại quyền, cả 4 ngân hàng này đều áp dụng 7,2%/ năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Nối tiếp việc thay đổi lãi suất huy động, biểu lãi vay ở nhiều ngân hàng đã giảm. Với những đợt điều chỉnh lần này, lãi vay thả nổi của khách hàng sẽ nhẹ hơn đáng kể.

Thông tin các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm và cho vay là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho biết, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm về mức dưới 7%/ năm sẽ kéo lãi suất cho vay về quanh 10%/ năm. Việc này hỗ trợ rất nhiều cho cá nhân, nhà đầu tư, doanh nghiệp vay mua bất động sản.

Đặc biệt, hàng loạt văn bản đã được ban hành để điều tiết thị trường, tháo gỡ các khó khăn và tiếp sức cho thị trường bất động sản ấm lên. Gần đây nhất, vào ngày 11/03/2023, Nghị quyết số 33 được ban hành sẽ giải quyết hai nút thắt chính của thị trường bất động sản là vướng pháp lý và nghẽn dòng tiền. Cụ thể, Chính phủ sẽ hỗ trợ người mua nhà, nhà đầu tư, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận vốn tín dụng. Đi kèm với đó là giãn nợ gốc, lãi vay và cơ cấu lại nhóm nợ cho doanh nghiệp bất động sản.

Trước đó, Nghị định số 08 cho phép trái chủ và doanh nghiệp thỏa thuận thực hiện phương thức đổi trái phiếu lấy tài sản và kéo dài thời hạn của trái phiếu lên tối đa 2 năm làm giảm áp lực đáo hạn trái phiếu. Có thể thấy rằng, hàng loạt nút thắt đang dần được tháo gỡ để “phá băng” sức ì, giúp mọi phân khúc của thị trường bất động sản đều được khai phóng. Do đó, thị trường bất động sản sẽ sớm ấm lên và có thể bùng nổ ngay trong năm 2023.

 

Nguồn ITN —————

XEM THÊM
Chat Zalo

0907353334